Khi xe hoạt động, các động cơ sinh nhiệt và nóng lên là chuyện bình thường. Tuy nhiên việc lốc máy của xe bị nóng một cách quá mức, đó là dấu hiệu xe bạn đang gặp vấn đề cần được bảo dưỡng.
Xe nóng máy sẽ khiến chủ xe gặp nhiều phiền toái như dễ tắt máy, tiếng động cơ ồn, tiêu hao nhiên liệu cao… Nếu tình trạng này kéo dài động cơ xe sẽ xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng hơn. Cùng QTEX tìm hiểu nguyên nhân khiến xe bị nóng máy để tìm cách khắc phục vấn đề này nhé.
Contents
1. Nguyên nhân khiến xe nhanh bị nóng động cơ
Sau thời gian dài sử dụng nếu không được bảo dưỡng thì các động cơ xe sẽ dần xuống cấp. Một trong những biểu thể hiện rõ nét chính là xe nóng máy. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến xe bị “bốc hỏa” để có cách khắc phục kịp thời.
1.1 Do chất lượng dầu nhớt
Dầu nhớt có vai trò vô cùng quan trọng đối với xe máy, bởi nó là chất bôi trơn giúp cho động cơ hoạt động ổn định và trơn tru. Vì vậy, nếu chẳng may chọn phải dòng nhớt kém chất lượng, không đạt tiêu chí bôi trơn của nhà sản xuất. Điều này sẽ khiến lực ma sát giữa các chi tiết động cơ bên trong tăng lên. Từ đó dẫn đến sinh nhiệt lớn dẫn đến hiện tượng xe máy bị nóng máy ở mức độ cao.
1.2 Do xăng và bugi
Bugi xe máy là nơi phát ra tia lửa điện dẫn đến đốt cháy hỗn hợp xăng và không khí bên trong buồng đốt. Nếu Bugi bị bám cặn bẩn hoặc hư hỏng sẽ dẫn đến tình trạng đánh lửa không đều.
Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính làm khiến buồng đốt không ổn định trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. Từ đó khiến xe sinh nhiệt bất thường, xe nóng máy garanti lớn dễ khiến xe tắt máy đột ngột.
1.3 Do bộ lọc gió
Bộ lọc gió được ví von như “lá phổi” của xe. Bởi nhiệm vụ của nó là lọc các bụi bẩn trong không khí trước khi đưa vào buồng đốt nhằm tăng hiệu suất vận hành cho động cơ.
Sau thời gian lọc gió, nó sẽ bị bám bị bẩn dẫn đến việc không khí bị cản, lưu thông kém. Dẫn đến tình trạng thiếu oxy để đốt cháy nhiên liệu, xe bị nóng máy có mùi khét đồng thời thải ra nhiều khí bẩn, khói đen. Tình trạng này lâu ngày không sửa chữa sẽ khiến động cơ xe ngày càng xuống cấp.
1.4 Do bộ chế hòa khí
Bộ chế hoà khí có chức năng chính yếu là cung cấp hỗn hợp xăng và không khí trong buồng nổ để tiến hành quá trình đốt cháy nhiên liệu. Nhờ vậy giúp động cơ vận hành trơn tru, ổn định. Tuy nhiên nếu bộ chế hoà khí bẩn có thể làm loãng nhiên liệu dẫn đến việc xe nóng máy nhanh chóng.
Hiện tại các dòng xe máy đời mới được sử dụng công nghệ phun xăng điện tử là chủ yếu. Nhưng với ưu điểm như dễ sửa chữa, giá thành rẻ nên bộ chế hoà khí vẫn được nhiều nhà sản xuất chọn lựa cho một số dòng xe nhất định.
1.5 Do thiếu nước làm mát
Như tên gọi của nó, nước làm mát có vai trò quan trọng trong việc làm mát động cơ xe máy. Hiện nay các dòng xe đời mới đặc biệt là xe tay ga như Lead, SH, Air Blade, NVX… hay các dòng xe tay côn như Winner X, Exciter… đều sử dụng nước mát để giảm tình trạng xe bị nóng máy.
Nhà sản xuất khuyến cáo nên thay nước làm mát khoảng 20000km/lần để tránh tình trạng xe nóng máy chạy yếu, ì nặng hoặc tiếng động cơ ồn lớn… Vì tầm quan trọng của nó đến hệ thống làm mát của xe nên việc chọn chất lượng của nước làm mát là vô cùng quan trọng. Đồng thời người dùng cũng cần kiểm tra hoặc theo dõi tình trạng xe để kịp thời thay nước mát.
1.6 Do tắc đường kẹt xe
Di chuyển xe trong tình trạng kẹt đường hằng giờ cũng là nhân khiến xe sinh nhiệt cao và dẫn đến tình trạng nóng máy. Nếu xe bạn di chuyển trong các thành phố lớn, thường gặp tình trạng kẹt xe thì nên bảo dưỡng xe định kỳ.
1.7 Do chọn dầu nhớt chưa phù hợp
Việc chọn chất lượng dầu nhớt cũng vô cùng quan trọng cho việc hạn chế xe nóng máy. Dầu nhớt là chất bôi trơn ngoài ra nó cũng hỗ trợ làm mát động cơ xe. Để tránh tính trạng chọn không đúng loại nhớt, cấp độ nhớt, tiêu chuẩn yêu cầu không chuẩn. Hay lựa chọn những cửa hàng, nhà phân phối có uy tín, xuất xứ rõ ràng… Ngoài ra, khách hàng cần phải tìm hiểu thật kỹ và nhận chi tiết tư vấn từ các nhà phân phối nhớt, cần đảm bảo xe bạn sẽ được tiêu thụ nhớt chất lượng nhất.
2. Cách kiểm tra và xử lý tình trạng xe nóng máy
Để tránh tình trạng xe nóng máy bị tắt, bị kêu, động cơ dễ hư thì bạn có thể kiểm tra với những bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra định kỳ để thay dầu nhớt và nước mát
Như đã đề cập thì việc xe bị nóng có thể là do dầu nhớt hoặc nước mát. Để kiểm tra xem xe có gặp phải tình trạng này hay không thì mọi người có thể dùng que để kiểm tra chất lượng cũng như số lượng của nhiên liệu. Đồng thời có thể note thời gian thay nhớt hoặc nước mát để xác định ngày cần phải bảo dưỡng định kỳ cho xe.
- Bước 2: Kiểm tra Bugi và bộ lọc gió
Nếu nhớt và nước mát không phải là vấn đề thì bạn cần kiểm tra bugi, bộ lọc gió của xe. Sau đó vệ sinh bụi bẩn hoặc thay mới nếu cần thiết.
- Bước 3: Thay xăng
Bình xăng dùng lâu ngày sẽ dễ đóng cặn, nên xả xăng xe để loại bỏ xăng cũ có lẫn tạp chất.
- Bước 4: Vệ sinh pô xe
Pô xe bám bụi bẩn quá nhiều cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến việc xe nóng máy bị tắt bởi không thải khí ra ngoài được. Vì vậy bạn cần tháo pô xe vệ sinh bụi bẩn hoặc thay ống pô khi nó gập tình trạng rỉ sét, lủng lỗ.
- Bước 5: Chạy thử xe
Sau khi tiến hành các bước kiểm tra trên, bạn cần chạy để thử xem xe có bị nóng máy không. Nếu tình trạng không được cải thiện thì bạn nên đem xe đến trung tâm bảo hành để giải quyết dứt điểm.
3. Cách khắc phục tình trạng xe nhanh bị nóng động cơ
Xe nóng máy sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe, đôi khi làm gián đoạn quá trình lưu thông. Mọi người có thể tham khảo những cách sau để hạn chế xe bị nóng quá mức.
- Bảo dưỡng định kỳ:
Bảo dưỡng xe định kỳ sẽ giúp sửa chữa và thay mới các chi tiết để đảm bảo động cơ xe luôn ở trạng thái tốt nhất. Đây là cách để duy trì tuổi thọ xe tốt nhất.
Theo khuyến cáo thì nên bảo dưỡng xe khoảng 4 tháng/lần. Tuy nhiên một số bộ phận có lịch trình cụ thể như:
– Thay nước mát lần đầu sau 5000km và thay 20.000km/lần ở những lần sau.
– Thay nhớt xe sau khoảng 1500 – 2000km
– Thay bộ lọc gió sau 6000 – 8000km
– Thay bugi xe sau khoảng 8000 – 10000km
- Vệ sinh xe:
Sử dụng xe thời gian dài dễ khiến xe nóng máy bị kêu, hư hỏng, chết máy… Vì vậy chủ xe cần phải vệ động cơ xe, hệ thống tản nhiệt một cách thường xuyên. Đặc biệt lưu ý không được rửa xe khi các động cơ còn nóng để tránh việc thay đổi nhiệt đột ngột khiến xe dễ hư tổn.
- Thay dầu máy
Để xe vận hành trơn mượt mọi người cần thay dầu máy mới thường xuyên cho các bộ phận như: Bugi, dây xích, vòng bi,…
- Thay đổi thói quen lái xe
Hạn chế việc lái xe quá chậm trong thời tiết nóng để tránh tình trạng hỏng hệ thống làm mát. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dễ làm y xe, xe đi nóng máy kêu cạch cạch.
Mong là những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân và giải pháp khi xe nóng máy. Và nếu cần thêm thông tin về dầu nhớt xe, hãy liên hệ với QTEX để được tư vấn chi tiết hơn.
Với phương châm xây dựng thương hiệu bởi chất lượng sản phẩm và sự hài lòng từ khách hàng. Đến với QTEX bảo đảm bạn sẽ được sử dụng những sản phẩm chính hàng, uy tín. Đồng thời sẽ được trải nghiệm những dịch vụ cũng như mức giá tốt nhất thị trường. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ qua số hotline 02873 004 165 hoặc trao đổi trực tiếp qua fanpage tại đây để được hỗ trợ nhanh chóng.