Hiện tượng “trượt nước”: nỗi ám ảnh của tài xế khi trời mưa

Lái xe khi đường trơn trượt thường rất nguy hiểm, đặc biệt là khi lái xe trên đường cao tốc. Một trong những nỗi ám ảnh của tài xế khi lái xe trong mưa là hiện tượng “trượt nước”.

Hiện tượng “trượt nước”, cụ thể hơn là hiện tượng bánh xe bị “trượt nước”. Người Mỹ còn gọi hiện tượng này là “Hydroplaning”, người châu Âu và Nhật gọi là “Aquaplaning”, dịch sát nghĩa hơn là “lướt trên mặt nước”.Điều này xảy ra khi một chiếc lốp đi qua một khối lượng nước lớn lớn hơn nó và nước không thể phân tán hết. Tuy nhiên, áp lực nước ở bánh trước đẩy nước dưới lốp xe, làm tách lốp khỏi mặt đường, do vậy làm xe mất lực kéo. Điều này dẫn đến việc xe bị mất lái do bị mất lực kéo.Có 2 kiểu người thường bị tai nạn nhất trong trời mưa là: – Nhút nhát: Lái xe quá chậm, rất dễ bị xe sau tông vào đuôi, đặc biệt trên các đoạn đường có tầm nhìn che khuất. – Người liều mạng: Bất chất nguy hiểm lái xe ô tô ở tốc độ cao dưới trời mưa.Một người di chuyển quá chậm gây cản trở cho các xe phía sau, một người lái xe quá nhanh rất dễ xảy ra hiện tượng “trượt nước”. Cả 2 người kiểu này đều rất dễ gặp phải tai nạn giao thông trong khi trời mưa.

Hiện tượng “trượt nước” là gì?

Lực kéo của xe được tạo ra khi bánh xe tạo được ma sát với mặt đường, kết quả là xe sẽ được đẩy về phía trước. Hiện tượng “trượt nước” thường xảy ra khi lốp mất ma sát với mặt đường, đặc biệt các xe sử dụng hệ dẫn động 1 cầu. Khi xe bị hiện tượng này sẽ dẫn đến mất ma sát với mặt đường, điều này đồng nghĩa khả năng phanh của xe sẽ kém hiệu quả tại thời điểm đó, xe bị đẩy về phía trước theo lực quán tính.Giải thích hiện tượng "trượt nước".

Giải thích hiện tượng “trượt nước”.

Khi di chuyển trên đường ngập nước rất dễ xảy ra hiện tượng hydroplan vì khi đó nước không đủ thời gian để nước kịp thoát khỏi bề mặt tiếp xúc giữa lốp và mặt đường. Chúng tạo thành một lớp ngăn cách lốp và mặt đường. Ở những nơi có chất lượng thi công tốt thì có 3 yếu tố ảnh hưởng đến hydroplaning đó là: tốc độ di chuyển của xe, kiểu dáng và độ mòn của gai lốp, độ sâu của nước. Riêng ở những nơi có chất lượng đường kém thì có thêm một yếu tố nữa là chất lượng mặt đường. Kích thước và hình dáng của lốp cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng “trượt nước”. Lốp mòn cũng nguy hiểm hơn trong điều kiện đường ướt, trong khi đó những lốp có gai và có rãnh sâu có khả năng bám đường tốt hơn.

Cách phòng tránh hiện tượng “trượt nước”

1. Giảm tốc độ

Các chuyên gia về xe hơi đều có chung một nhận định rằng, hầu hết các tai nạn chết người xảy ra do tốc độ lớn hơn 56 km/h. Do vậy, theo những người có kinh nghiệm lái xe thì bạn nên di chuyển ở tốc độ bằng 2/3 tốc độ ban đầu.

Trượt nước dễ xảy ra trong điều kiện thời tiết mưa hoặc ẩm ướt.
Trượt nước dễ xảy ra trong điều kiện thời tiết mưa hoặc ẩm ướt.

2. Xoay và cân lốp thường xuyên và đúng cách.

Giữ lốp xe của bạn đều và cố gắng giữ thăng bằng xe. Để tránh rủi ro trong tương lai, nên xoay và cân bằng lốp mỗi khi bạn thay dầu. Điều này có thể giúp xe bạn cân bằng tốt hơn.

3. Không nên sử dụng hệ thống điều khiển hành trình

Không nên sử dụng chức năng này khi trời mưa hoặc ẩm ướt vì khi này chiếc xe sẽ bị mất nhiều thời gian hơn để lấy lại quyền kiểm soát xe.

4. Kiểm tra lốp kỹ trước mùa mưa

Chúng ta cần lái xe thận trọng trong 15 phút đầu tiên vì khi đó nước mưa trộn lẫn với cặn dầu trên mặt đường, tạo ra bề mặt trơn trượt. Đặc biệt, kiểm tra kỹ bề mặt lốp xem có đủ tiêu chuẩn hay không? Nếu không chúng ta cần phải thay mới chúng.

Liên hệ và tư vấn

Hi vọng những chia sẻ của QTEX sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về hiện tượng “trượt nước”: nỗi ám ảnh của tài xế khi trời mưa. Nếu bạn đang còn chưa biết mua dầu nhớt ở đâu uy tín, chất lượng? QTEX là một trong những thương hiệu dầu nhớt uy tín mà bạn đang tìm kiếm lâu nay. Vì thế bạn có thể tham khảo các sản phẩm dầu nhớt cho ô tô tại đây để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhé. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ qua số hotline 02873 004 165 hoặc trao đổi trực tiếp qua fanpage tại đây để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá bài viết này

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đọc tiếp