Đèn vàng có được đi không? Mức phạt lỗi vượt đèn vàng 2023

Đây chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm “đèn vàng có được đi không” bởi không phải người điều khiển phương tiện nào cũng biết. Vậy để có được câu trả lời chính xác thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Qtex.  

Vượt đèn vàng có bị phạt không?

Đèn vàng có được đi không, nếu vượt thì có bị phạt không? Vô vàn câu hỏi thắc mắc về vụ việc này. Tín hiệu đèn vàng báo hiệu cho ta biết sự thay đổi đèn giao thông để người điều khiển phương tiện có thể quan sát, tính toán để điều khiển xe hợp lý, an toàn. 

Tuy nhiên, đa số người điều khiển phương tiện chỉ chú ý đến đèn xanh hoặc đèn đỏ còn đèn vàng thì họ mặc nhiên sẽ không để ý nhiều.

Tùy trường hợp vượt đèn vàng mà người lái phương tiện có thể bị phạt tiền hoặc không 
Tùy trường hợp vượt đèn vàng mà người lái phương tiện có thể bị phạt tiền hoặc không

Do đó, lỗi vượt đèn vàng thường xảy ra thường xuyên, mặc dù không có quy định cụ thể khi vi phạm lỗi này nhưng người lái xe cũng có thể bị xử phạt hành chính từ khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu tùy vào hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông.

Làm gì khi nhìn thấy đèn vàng giao thông?

Khi bạn thấy đèn giao thông báo tín hiệu màu vàng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng xe, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Nếu người tham gia giao thông cố tình điều khiển xe chạy qua vạch sơn thì sẽ bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Đồng thời, nếu tín hiệu vàng nhấp nháy thì người điều khiển xe được đi nhưng giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. 

Khi nào được phép vượt đèn vàng?

Theo quy định của Bộ giao thông vận tải, trong trường hợp người điều khiển phương tiện được phép vượt đèn vàng khi đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. 

Vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?

Đối với người điều khiển phương tiện cố tình vi phạm vượt đèn vàng sẽ chịu mức phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tùy vào, điều khiển các loại phương như xe máy, xe ô tô,… vi phạm sẽ có mức phạt như sau: 

Vượt đèn vàng có thể bị phạt từ vài trăm đến vài triệu 
Vượt đèn vàng có thể bị phạt từ vài trăm đến vài triệu

Xe máy, xe mô tô, xe máy điện

Với người điều khiển xe máy, xe ô tô, xe máy điện khi vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000 VNĐ và sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. 

Ô tô, ô tô điện

Khi điều khiển xe ôtô, ôtô điện vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ và bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng hoặc 2-4 tháng nếu gây tai nạn. 

Xe đạp, xe đạp điện

Còn người điều khiển xe đạp hay xe đạp điện nếu cố tình vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 VNĐ. 

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Đối với người tham gia phương tiện máy kéo, xe máy chuyên dụng nếu vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ mức 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ. Và bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1-3 tháng hoặc từ 2-4 tháng nếu gây tai nạn. 

Người đi bộ

Với trường hợp người đi bộ cố ý vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt tiền từ 60.000 – 100.000 VNĐ theo quy định của pháp luật. 

Quy định thu giữ xe với lỗi vượt đèn vàng mới nhất

Ngoài việc xử phạt hành chính về vượt người điều khiển phương tiện vượt đèn vàng thì còn có một số trường hợp có thể bị thu giữ xe. Cụ thể là:

Theo nghị định của 100/2020/NĐ-CP tại khoản 2 khoản 3 Điều 82 cho biết như sau:

Khi người điều khiển phương tiện vi phạm một trong những lỗi thuộc Nghị định 100/2020/NĐ-CP, để đảm bảo người đó thực hiện nộp phạt về mặt hành chính, người có thẩm quyền sẽ tiến hành tạm thu giữ phương tiện hoặc các giấy tờ có liên quan của người vi phạm. 

Tại khoản 6 và khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm năm 2012 quy định:

Trong trường hợp chỉ áp dụng xử phạt hành chính đối với cá nhân/ tổ chức vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt sẽ tạm thu giữ các giấy tờ có liên quan như giấy phép lái xe (hoặc giấy phép lưu hành/ giấy tờ liên quan phương tiện/ tang vật) cho đến khi người vi phạm thực hiện xong nghĩa vụ ghi trong quyết định xử phạt. Nếu tổ chức/ cá nhân không có các loại giấy tờ nêu trên, người có thẩm quyền sẽ thực hiện tạm thu giữ phương tiện.

Thời gian tạm giữ các phương tiện vi phạm bị xử phạt hành chính là 7 ngày, tính từ lúc tạm giữ. Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, khó xác minh thì không được tạm giữ quá 30 ngày. 

Tùy vào hành vi phạm lỗi vượt đèn vàng người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền hoặc bị giam giữ xe 
Tùy vào hành vi phạm lỗi vượt đèn vàng người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền hoặc bị giam giữ xe 

Trên đây là toàn bộ nội dùng mà Qtex đã chia sẻ và cung cấp tất tần tật về việc đèn vàng có được đi không. Hy vọng, với những thông tin cung cấp trên sẽ giúp ích cho bạn khi tham gia giao thông. 

Qtex chính là một trong những thương hiệu cung cấp các sản phẩm dầu nhớt xe máy và ô tô chất lượng, uy tín. Chúng tôi luôn sáng chế và sản xuất ra các loại dầu tính năng cao, dầu nhớt và mỡ bôi trơn cao cấp phù hợp với mọi ứng dụng phục vụ đời sống cũng như sản xuất công nghiệp.

Thương hiệu nhớt Qtex hàng đầu tại Việt Nam uy tín, chất lượng 
Thương hiệu nhớt Qtex hàng đầu tại Việt Nam uy tín, chất lượng

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp tại fanpage chính thức tại đây hoặc gọi số hotline 02873 004 165 để được nhân viên hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhé.

Đánh giá bài viết này

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đọc tiếp