Nhớt hộp số có thực sự đặc hơn nhớt động cơ?

Khi lựa chọn loại dầu nhớt hộp số phù hợp cho xe tay ga, chúng ta thường thấy trong sách HDSD của các dòng xe từ Nhật như Honda và Yamaha thường sẽ khuyến nghị sử dụng loại dầu hộp số có cấp nhớt tương đương 10w30 hay 10w40. Tuy nhiên, những tuýp dầu nhớt hộp số trên thị trường lại có cấp nhớt 80w90 hoặc 75w90 điều này đặt ra câu hỏi là liệu nhớt hộp số có đặc hơn nhớt động cơ hay không? Và các dòng xe Yamaha hay Honda có thể sử dụng nhớt hộp số có cấp nhớt 80w90 hay 75w90 hay không? Đây là một câu hỏi quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến hiệu suất và tuổi thọ của xe. Trong bài viết này, QTEX sẽ phân tích và giải thích để bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt và tương đồng giữa nhớt hộp số và nhớt động cơ.

Công dụng của nhớt hộp số và nhớt động cơ

Cả nhớt hộp số và nhớt động cơ đều có chức năng chính là bôi trơn các bộ phận chuyển động bên trong hệ thống, đồng thời giúp giải nhiệt, chống oxy hóa và ăn mòn, nhằm mục đích bảo vệ các bộ phận chi tiết. Tuy nhiên, nhớt động cơ và nhớt hộp số được sản xuất với các công thức khác nhau để sử dụng cho các mục đích cụ thể.

Nhớt động cơ thường được sử dụng để bôi trơn các bộ phận chuyển động bên trong động cơ, bảo vệ khỏi mài mòn, và chịu nhiệt độ cao. Trong khi đó, nhớt hộp số (dầu bánh răng / nhớt lap) được dùng trong các hộp số, các bộ truyền động, nơi yêu cầu khả năng chịu tải cao và bền bỉ trong điều kiện áp lực và ma sát lớn.

So sánh cấp nhớt giữa nhớt hộp số và nhớt động cơ

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này, các bạn hãy theo dõi bảng so sánh các cấp độ nhớt giữa các hệ thống tiêu chuẩn khác nhau gồm ISO, AGMA, và SAE do Shell cung cấp như sau:

Nhớt hộp số
Nhớt hộp số

Theo bảng, cấp độ nhớt cho nhớt hộp số theo tiêu chuẩn SAE Gear Oil bao gồm 75W, 85W, 90W,… Còn cấp độ nhớt dành cho nhớt động cơ theo tiêu chuẩn SAE Motor Oil gồm 5W, 10W, 30W,… Các con số này có thể tạo cảm giác rằng nhớt hộp số đặc hơn nhớt động cơ vì chỉ số cấp nhớt cao hơn. nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Thực tế, khi ta đo độ đặc của nhớt bằng đơn vị được thiết lập để đo độ nhớt động học là Centistokes (viết tắt là cSt) thì ở cùng nhiệt độ, độ nhớt của nhớt động cơ và nhớt hộp số gần như tương đương nhau.

Ví dụ: Theo bảng so sánh, ở 40 độ C, nhớt động cơ có cấp nhớt 10w theo tiêu chuẩn SAE Motor Oil có độ đặc tương đương với nhớt hộp số có cấp nhớt 75w theo tiêu chuẩn SAE Gear Oil, cả hai cùng nằm trong khoảng 22-32 cSt. Tương tự ở 100 độ C, cả hai sẽ đều có độ đặc là khoảng 4 cSt Điều này có nghĩa là ở cùng nhiệt độ, độ nhớt của nhớt hộp số không đặc hơn nhớt động cơ như chúng ta vẫn nghĩ, do tiêu chuẩn SAE của hai loại nhớt khác nhau nên số cấp nhớt sẽ khác nhau.

Nguyên nhân của sự tương đồng này là do cách mà các tiêu chuẩn SAE khác nhau được áp dụng cho nhớt động cơ và nhớt hộp số. Mỗi loại nhớt được sản xuất để hoạt động trong các điều kiện khác nhau, và các chỉ số SAE phản ánh các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt của từng loại. Vì vậy khi chọn dầu nhớt, bạn cần phải hiểu rõ và phân biệt các tiêu chuẩn này áp dụng cho ứng dụng nào và chọn loại dầu phù hợp với khuyến nghị của nhà sản xuất xe.

Sự khác biệt giữa nhớt hộp số và nhớt động cơ

Nhớt hộp số và nhớt động cơ chứa các loại phụ gia khác nhau. Nhớt động cơ thường có phụ gia tẩy rửa và phân tán để chống lại sản phẩm phụ từ quá trình đốt cháy, trong khi nhớt hộp số có phụ gia chống mài mòn và oxy hóa để chịu được chịu được điều kiện khắc nghiệt với áp suất cực lớn và tác động trượt cao trong hộp số. Ngoài sự khác biệt chính ở trên, giữa nhớt hộp số và nhớt động cơ còn một số điểm khác biệt khác như:

Chống rỉ sét và ăn mòn

Trong hệ thống truyền động của hộp số, các bộ phận bằng sắt luôn đối mặt với nguy cơ bị rỉ sét và ăn mòn. Dầu hộp số, với thành phần đặc biệt, đóng vai trò như một lớp áo giáp bảo vệ, ngăn chặn quá trình oxy hóa này. Khác với hộp số, các bộ phận trong động cơ thường ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên vấn đề rỉ sét ít xảy ra hơn.

Chịu lực sốc tốt

Bên cạnh đó, hộp số phải chịu đựng những cú sốc mạnh khi xe tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột. Các bánh răng, dù nhỏ bé nhưng lại chịu tải trọng lớn, dễ gây ra tiếng ồn và ma sát. Công thức đặc biệt của dầu hộp số có chứa phụ gia EP (Extreme Pressure) cho khả năng chịu áp suất cực lớn, giúp giảm thiệt hại do ma sát, làm dịu tiếng ồn và bảo vệ bánh răng khỏi bị mòn.

Hiện tượng tạo bọt

Một vấn đề khác mà dầu hộp số phải đối mặt là hiện tượng tạo bọt. Khi bánh răng quay, nhớt bị khuấy mạnh, tạo ra các bọt khí. Bọt khí làm giảm khả năng chịu tải của dầu, khiến các bánh răng tiếp xúc trực tiếp với nhau, gây mòn nhanh chóng. Chính vì vậy, dầu hộp số chất lượng cao phải có khả năng chống tạo bọt tốt.

Kết luận

Tiêu chuẩn SAE dành cho dầu nhớt động cơ và tiêu chuẩn SAE dành cho nhớt hộp số là hai tiêu chuẩn hoàn toàn khác nhau nên chúng ta không thể dựa trên số cấp nhớt được in trên các sản phẩm dầu nhớt mà so sánh chúng. Để biết được độ đặc/loãng của dầu nhớt ở từng mức nhiệt độ, chúng ta cần tham khảo tài liệu kỹ thuật của sản phẩm, các nhà sản xuất sẽ luôn thể hiện rõ thông tin này bằng đơn vị đo cSt.

Liên hệ và tư vấn

Hi vọng những chia sẻ của QTEX sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về Nhớt hộp số có thực sự đặc hơn nhớt động cơ? Nếu bạn đang còn chưa biết mua dầu nhớt ở đâu uy tín, chất lượng? QTEX là một trong những thương hiệu dầu nhớt uy tín mà bạn đang tìm kiếm lâu nay. Vì thế bạn có thể tham khảo các sản phẩm dầu nhớt cho ô tô tại đây để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhé. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ qua số hotline 02873 004 165 hoặc trao đổi trực tiếp qua fanpage tại đây để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá bài viết này

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đọc tiếp