Contents
1. Sơ lược về hộp số vô cấp CVT
1.1. Hộp số vô cấp CVT là gì?
Hộp số vô cấp CVT là viết tắt của cụm từ Continuously Variable Transmission, đây là một dạng hộp số có khả năng thay đổi số truyền động liên tục mà không phải phân chia theo các cấp số như hộp số 4, 5, 6 cấp. Hộp số CVT hoạt động dựa trên hệ thống dây đai và 2 hệ Puly thay vì sử dụng bánh răng như các loại hộp số thông thường.
1.2. Ý nghĩa ký hiệu hộp số vô cấp CVT
Hộp số vô cấp CVT có các ký hiệu khá giống với hộp số tự động AT, bạn có thể tham khảo một số ký hiệu phổ biến sau:
- P: Đây là chế độ đỗ xe và bạn chỉ sử dụng khi xe đang ở trạng thái dừng hẳn.
- R: Chế độ lùi xe vào chỗ đậu hoặc vị trí dừng đỗ mong muốn.
- N: Chế độ tự do (hay còn gọi là số 0), xe sẽ ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số, dùng để đẩy hoặc kéo xe thuận tiện hơn.
- D: Chế độ chạy xe với các số tiến D1, D2, D3, đây là chế độ sử dụng thường xuyên nhất khi chạy xe.
- M+/-: Chế độ số tay, cho phép người lái có thể lên số hoặc xuống số bằng tay.
- S+/-: Chế độ thể thao, cho phép người lái có thể tự chuyển số như khi lái thể thao.
- L: Chế độ số thấp, có độ hãm lớn, thường dùng khi bạn muốn lên/xuống dốc hay xe cần tải nặng.
1.3. Cấu tạo hộp số vô cấp CVT
Hộp số vô cấp CVT có cấu tạo rất khác biệt đối với hộp số tự động AT. Bên trong hộp số cũng bao gồm các chi tiết như:
- Bánh đai chủ động: hay còn gọi là Puly đầu vào, có vai trò là nhận momen từ động cơ.
- Bánh đai chủ động: còn được gọi là Puly đầu ra, có chức năng kết nối với đầu ra từ hộp số.
- Dây đai truyền động được làm bằng thép không gỉ.
1.4. Nguyên lý làm việc hộp số vô cấp CVT
- Đối với số tiến: Khi tài xế cài số tiến, hệ thống Puly sẽ được thúc đẩy bởi hệ thống thuỷ lực. Lực đẩy này sẽ giúp cho 2 nửa Puly của bánh đai bị động và chủ động lên xuống. Tỷ số truyền động của hộp số sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự tăng hay giảm bán kính của 2 Puly chủ động và bị động.
- Đối với số thấp (Low gear), bán kính của Puly chủ động sẽ nhỏ lại và bán kính của Puly bị động cũng sẽ giảm theo.
- Ngược lại, đối với số cao (High Gear), bán kính của Puly chủ động sẽ lớn hơn bán kính của Puly bị động.
- Đối với số lùi: Nhà sản xuất sẽ lắp thêm 1 bánh răng hành tinh trước đầu vào của hệ thống đai và bộ ly hợp gần giống với hộp số tự động AT. Sau đó, các đầu ra sẽ kết nối tự động với bánh răng mặt trời, đầu vào sẽ chủ động kết nối với cầu dẫn của bánh răng hành tinh và tạo ra được “số lùi”.
1.5. Đánh giá hộp số vô cấp CVT
Nhiều người đắn đo hộp số CVT có tốt không? Dưới đây là thông tin đánh giá chi tiết hộp số CVT với các ưu nhược điểm để bạn hiểu rõ hơn về dòng hộp số xe này và cân nhắc khi lựa chọn xe:
Ưu điểm của hộp số vô cấp CVT
- Vận hành đơn giản: Người lái xe có thể vận hành xe một cách dễ dàng và tương tự như hộp số tự động AT. Số vòng tua được tối ưu ở mọi tốc độ giúp xe có phản ứng nhanh nhạy và mượt mà hơn.
- Hoạt động mượt mà, không giật: Do hoạt động không phân theo từng cấp số nên xe không bị giật khi chuyển số, cung cấp trải nghiệm lái mượt mà hơn. Phản ứng nhanh chóng khi tăng/giảm tốc.
- Tiết kiệm nhiên liệu: Hộp số vô cấp CVT có thể thay đổi tỷ số truyền động ở mọi tốc độ, giúp tối ưu hóa tiêu hao nhiên liệu, đặc biệt là khi di chuyển trong thành phố hoặc trên cao tốc với tốc độ ổn định.
- Chi phí thấp, kích thước nhỏ gọn: Cấu tạo đơn giản hơn các loại hộp số khác, do đó giá thành thường thấp hơn. Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ giúp giảm trọng lượng tổng của xe, cũng như giảm áp lực chi phí sửa chữa cho người dùng.
- Tối ưu động năng: CVT hộp số giữ động cơ ở trạng thái phù hợp với động năng, giúp giảm tiêu hao nhiên liệu và chuyển số mượt mà, nhanh chóng.
- Cấu tạo đơn giản và nhẹ hơn so với các loại hộp số khác: Việc sử dụng ít bộ phận hơn, cấu trúc linh hoạt đem lại hiệu quả sử dụng tốt hơn, cũng như giảm trọng lượng tổng của xe và chi phí sản xuất.
Nhược điểm của hộp số vô cấp CVT
- Khó cảm nhận chuyển số: Vì không phân cấp như hộp số tự động thông thường, hộp số vô cấp CVT không tạo ra cảm giác chuyển số rõ ràng, làm mất đi sự chân thực trong trải nghiệm lái xe, đặc biệt đối với những người thích phong cách lái thể thao.
- Phải thay dây đai định kỳ: Hộp số CVT sử dụng dây đai, sau thời gian sử dụng, dây đai có thể giãn, trượt, giảm hiệu quả hoạt động, yêu cầu thay đổi định kỳ sau mỗi 50.000 – 100.000 km, tăng chi phí bảo dưỡng.
- Tiếng ồn lớn: Hộp số CVT thường phát ra tiếng ồn lớn hơn so với các loại hộp số khác, tuy nhiên, các nhà sản xuất đang cố gắng cải thiện bằng cách gia cố cách âm cho các dòng xe như sedan và SUV.
- Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cao: Khi hộp số CVT gặp sự cố, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thường cao do tính phức tạp của hệ thống.
- Giá dầu hộp số cao: Loại dầu sử dụng cho hộp số CVT thường có giá cao hơn, tăng chi phí thay nhớt và bảo dưỡng.
- Đánh giá hộp số CVT về trải nghiệm lái xe: Đối với những người thích trải nghiệm lái xe mạnh mẽ, hộp số CVT không mang lại cảm giác thể thao và phấn khích như các hộp số truyền thống.
- Hạn chế về tốc độ và mô men xoắn: Dây đai truyền động của hộp số CVT có giới hạn về mô men xoắn, hạn chế khả năng đạt được tốc độ cao và khả năng chịu tải.
1.6. Sự khác biệt giữa hộp số vô cấp CVT và hộp số khác
Hộp số CVT với hộp số MTHộp số vô cấp CVT và hộp số sàn MT có những khác biệt cơ bản sau:
- Hộp số sàn MT, hay còn được gọi là hộp số tay, là loại hộp số đòi hỏi người lái phải can thiệp trực tiếp vào quá trình chuyển số. Người lái cần phải thao tác với cần số để chuyển từ số này sang số khác. Cảm giác lái với hộp số này thường mang lại sự chuyên nghiệp và tương tác trực tiếp, mặc dù đòi hỏi một chút công sức hơn.
- Trái lại, hộp số vô cấp CVT tự động hoàn toàn quá trình chuyển số. Mọi thao tác chuyển số đều được hộp số thực hiện tự động mà không cần sự can thiệp của người lái. Mặc dù điều này mang lại sự tiện lợi và thoải mái hơn cho người lái, nhưng cảm giác lái xe thường không được chân thực như khi sử dụng hộp số sàn MT.
Hộp số CVT với hộp số ATTrên thực tế, cả hai loại này đều được gọi là hộp số tự động vì đều hoạt động và được điều khiển bằng hệ thống thuỷ lực. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác nhau giữa hộp số vô cấp và hộp số tự động AT:
- Hộp số vô cấp CVT: có thể thay đổi tỷ số truyền động liên tục mà không cần phân chia theo từng cấp số dựa trên dây đai truyền động.
- Hộp số tự động AT: sẽ thay đổi tỷ lệ truyền động nhưng bắt buộc tuân theo các cấp số được chia là 4, 5, 6… và hoạt động dựa trên bánh răng.
2. Hướng dẫn sử dụng hộp số vô cấp CVT
- Bắt đầu di chuyển: Đầu tiên, khi bạn đã ngồi vào xe và chuẩn bị khởi động, nhấn bàn đạp phanh và đưa cần số sang chế độ “D” (Di chuyển). Sau khi bàn đạp phanh được nhả ra, xe sẽ bắt đầu di chuyển về phía trước. Ở chế độ này, bạn chỉ cần điều khiển tay lái để lái xe theo hướng mong muốn.
- Chuyển số và điều khiển mô-men xoắn: Hộp số vô cấp CVT không có bánh răng như các loại hộp số khác, do đó không có chức năng ghi đè bằng tay. Thay vào đó, xe sử dụng lẫy chuyển số để tăng giảm mô-men xoắn một cách hiệu quả.
- Chế độ thay đổi mô-men xoắn: Nếu xe không có lẫy chuyển số, thì thường sẽ có các chế độ thay thế như “S” (Sport) hoặc “L” (Low) để thực hiện tính năng tương tự. Chức năng này cho phép bạn điều chỉnh mức độ mô-men xoắn theo ý muốn trong quá trình lái.
- Điều chỉnh chế độ lái xe: Nếu bạn muốn thay đổi cách xe hoạt động, có thể sử dụng các chế độ lái khác nhau được cung cấp trên xe (nếu có) để thích nghi với điều kiện đường, tốc độ hoặc phong cách lái.
Nhớ rằng, khi sử dụng hộp số vô cấp CVT, bạn không cần sử dụng côn (thắng – ga) như khi sử dụng hộp số thủ công. Việc điều khiển và thay đổi cấp số thường được thực hiện tự động hoặc thông qua các lẫy chuyển số trên tay lái tùy thuộc vào thiết kế của từng dòng xe.
3. Những thông tin cơ bản về nhớt hộp số vô cấp CVT
- Nhớt hộp số CVT hay còn được gọi là loại nhớt bôi trơn trong hộp số vô cấp CVT.
- Dầu nhớt hộp số vô cấp CVT được dùng để bôi trơn, đóng vai trò chống hao mòn và bảo vệ các động cơ bên trong hộp số và duy trì dòng chảy ở nhiệt độ trong phạm vi cho phép, gia tăng tuổi thọ cho bộ phận và hộp số của xe.
- Mùi của dầu hộp số CVT gần giống với lưu huỳnh và thường chứa các chất phụ gia chịu được cực áp và cực trị cao nhằm hỗ trợ tác động cho truyền động mạnh hơn.
- Dầu hộp số thường có độ nhớt cao để đảm bảo được khả năng trơn tru cho hệ thống và bảo vệ dây đai truyền động tốt hơn.
- Việc lựa chọn dầu nhớt cho hộp CVT cũng không dễ vì mỗi hãng xe sẽ được thiết kế trang bị hộp số khác nhau. Vì vậy mà chi phí thay nhớt của hộp số CVT cũng có sự chênh lệch, dao động tuỳ vào loại sản phẩm và thương hiệu của chúng. Giá trung bình cho dầu hộp số CVT là trong khoảng từ 550.000đ – 850.000đ/bình 4 lít.
- Vậy hộp số CVT có bền không? Hộp số CVT được nhiều người đánh giá có tuổi thọ dài, bền lâu. Và theo khuyến cáo của các nhà sản xuất xe, dầu nhớt hộp số CVT cần được thay mới sau 45.000km chạy lần đầu và tính từ lần thứ hai cứ sau 25.000km sẽ thay dầu mới 1 lần. Tuy nhiên, đây mới chỉ con số dựa trên lý thuyết, thực tế thời gian thay dầu thường sẽ dao động ngắn hơn hoặc dài hơn dựa theo môi trường di chuyển của xe. Đối với môi trường di chuyển càng khắc nghiệt thì thời gian thay dầu mới sẽ càng ngắn hơn và ngược lại.
4. Cách kiểm tra màu sắc nhớt hộp số vô cấp CVT
Kiểm tra màu sắc của nhớt là cách đơn giản nhất mà các chủ xe có thể tự thực hiện để kiểm tra tình trạng dầu hộp số vô cấp CVT. Dầu bình thường sẽ có màu đỏ, vì thế nếu bạn kiểm tra màu sắc hộp số xe và thấy có hiện tượng đổi sang màu khác, thậm chí là có mùi lạ, rất có thể dầu đã bị biến đổi và bạn nên thay dầu hộp số mới.
Các bước quy trình kiểm tra màu sắc nhớt xe hộp số CVT bao gồm:
- Bước 1: Bạn đỗ xe trên một mặt phẳng và lưu ý vẫn để động cơ hoạt động.
- Bước 2: Mở nắp Capo của xe.
- Bước 3: Tìm kiếm ống dẫn dầu đến hộp số – thông thường các xe đều có nhãn dán phân biệt, nếu bạn không thể nhìn thấy nhãn dán, có thể sử dụng cuốn sổ hướng dẫn sử dụng xe của hãng.
- Bước 4: Nhấc que thăm dầu lên khỏi ống, xem xét về tình trạng và màu sắc của dầu dính trên que. Hoặc bạn có thể dùng khăn lau sạch dầu còn thừa trên que. Sau đó, cho que vào lại ống và nhấc ra lần nữa để kiểm tra lại tình trạng của dầu.
5. Tình trạng của xe khi màu sắc nhớt biến đổi
- Dầu hộp số màu nâu bẩn, kèm theo mùi khét cháy, có thể đây là dấu hiệu của việc nhớt hộp số CVT của xe đã bị cháy và cần đưa xe đi kiểm tra ngay lập tức.
- Nếu dầu có màu nâu sữa, đây là dấu hiệu cho thấy dầu hộp số đã bị bẩn do nước làm mát bị gỉ ra, chảy vào, hòa cùng dầu làm cho dầu nhớt bị biến đổi.
- Nếu dầu hộp số có bọt nổi hoặc bong bóng, có nghĩa là dầu của bạn đã quá cũ hoặc bị dùng sai loại dầu dẫn đến động cơ bị tắc lỗ thông hộp số.
Chính vì thế, mà các chủ xe nên chú ý đến tình trạng của nhớt hộp số CVT thường xuyên và chăm chỉ thay dầu nhớt định kỳ cho hộp số để đảm bảo dầu luôn giữ đúng vai trò bôi trơn hệ thống động cơ của mình, giúp cho xe của bạn luôn được vận hành trong trạng thái tốt nhất.
Lời kết:
Hi vọng những chia sẻ của QTEX sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về Những Điều Cần Biết Về Hộp Số Vô Cấp CVT. Nếu bạn đang còn chưa biết mua dầu nhớt ở đâu uy tín, chất lượng? QTEX là một trong những thương hiệu dầu nhớt uy tín mà bạn đang tìm kiếm lâu nay. Vì thế bạn có thể tham khảo các sản phẩm dầu nhớt cho ô tô tại đây để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhé. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ qua số hotline 02873 004 165 hoặc trao đổi trực tiếp qua fanpage tại đây để được hỗ trợ nhanh chóng.