Bảo dưỡng xe ô tô không chỉ giúp xe duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho người lái và tiết kiệm chi phí sửa chữa. Vậy quy trình bảo dưỡng xe ô tô hiệu quả gồm những bước nào? Hãy cùng QTEX tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây! Các bước hướng dẫn sau sẽ giúp tăng tuổi thọ của xe lên đến 200.000 dặm.
Contents
- 1 1. Vì sao nên bảo dưỡng xe ô tô định kỳ?
- 2 2. Các giai đoạn bảo dưỡng xe ô tô
- 2.1 Bảo dưỡng cấp 1 (sau 5.000 km hoặc sau 3 tháng)
- 2.2 Bảo dưỡng cấp 2 (sau 10.000 km hoặc sau 6 tháng)
- 2.3 Bảo dưỡng cấp 3 (sau 20.000 – 30.000 km hoặc sau 1 năm)
- 2.4 Bảo dưỡng cấp 4 (sau 40.000 – 60.000 km hoặc sau 2 – 3 năm)
- 2.5 Bảo dưỡng cấp cao (sau 80.000 – 100.000 km hoặc sau 4 – 5 năm hoặc xe ô tô cũ ở mốc 4 – 5 năm hay 9 – 10 năm)
- 3 3. Các bước bảo dưỡng xe ô tô
- 3.1 3.1. Kiểm tra thiết bị thật kỹ và tìm kiếm các dấu vết bị hư hỏng
- 3.2 3.2. Thay thế chất lỏng trợ lực lái
- 3.3 3.3. Thay dầu phanh định kỳ
- 3.4 3.4. Làm sạch cảm biến đo khối lượng khí nạp (MAF)
- 3.5 3.5. Làm sạch kim phun nhiên liệu
- 3.6 3.6. Kiểm tra điều hòa
- 3.7 3.7. Thay dầu động cơ và bộ truyền động
- 3.8 3.8. Kiểm tra bộ căng xích cam và căng đai tự động
- 4 4. Chi phí bảo dưỡng xe ô tô
1. Vì sao nên bảo dưỡng xe ô tô định kỳ?
- Đảm bảo an toàn: Việc duy trì chiếc xe ở trạng thái tốt nhất đảm bảo an toàn cho tài xế và hành khách, giúp tài xế tập trung lái xe mà không lo lắng. Một chiếc xe không được kiểm tra định kỳ có thể bị hư hỏng và gây ra các sự cố không dễ chịu cho người dùng, vì vậy việc đưa xe đến garage định kỳ là cực kỳ quan trọng.
- Đảm bảo hoạt động tốt nhất: Bảo dưỡng định kỳ đảm bảo rằng mọi bộ phận và chi tiết của xe luôn ở trạng thái tốt nhất, ngăn chặn hỏng hóc và ăn mòn. Điều này giúp giữ cho xe hoạt động mạnh mẽ, kéo dài tuổi thọ của các thành phần ô tô và và hạn chế các rủi ro nghiêm trọng.
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Bảo dưỡng định kỳ không chỉ giúp ngăn chặn hư hỏng nghiêm trọng mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa. Khi xe luôn ở trạng thái tốt nhất thì bạn sẽ giảm nguy cơ gặp phải những sự cố lớn.
2. Các giai đoạn bảo dưỡng xe ô tô
Mỗi hãng xe ô tô sẽ có hướng dẫn cụ thể về lịch bảo dưỡng xe ô tô. Thông thường, việc bảo dưỡng lần đầu được khuyến nghị trong khoảng 3.000km đến 5.000km, tương đương với 3 đến 6 tháng sử dụng từ thời điểm xe hoạt động lần đầu. Để chi tiết hơn thì dưới đây là một số giai đoạn bảo dưỡng xe ô tô :
Bảo dưỡng cấp 1 (sau 5.000 km hoặc sau 3 tháng)
- Thay dầu động cơ
- Kiểm tra áp suất lốp, nước làm mát, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện, hệ thống âm thanh, giải trí, hệ thống còi xe, đèn xe, áp suất lốp, độ mòn lốp xe, bình ắc quy, độ mòn điện cực
- Kiểm tra nước rửa kính, cần gạt mưa
Bảo dưỡng cấp 2 (sau 10.000 km hoặc sau 6 tháng)
- Thay dầu động cơ
- Kiểm tra áp suất lốp, nước làm mát, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện, hệ thống âm thanh, giải trí, hệ thống còi xe, đèn xe, áp suất lốp, độ mòn lốp xe, bình ắc quy, độ mòn điện cực
- Kiểm tra nước rửa kính, cần gạt mưa
- Thay lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa
- Vệ sinh lọc gió động cơ
- Kiểm tra/bổ sung nước làm mát, dầu trợ lực lái, dầu phanh
- Bảo dưỡng phanh trước/sau
- Kiểm tra rô tuyn, cao su chắn bụi, nắp bình xăng, đường ống, đầu nối hệ thống nhiên liệu
- Kiểm tra độ rơ vô lăng, các thanh liên kết, thước lái
- Đảo lốp
Bảo dưỡng cấp 3 (sau 20.000 – 30.000 km hoặc sau 1 năm)
- Thay dầu động cơ
- Kiểm tra áp suất lốp, nước làm mát, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện, hệ thống âm thanh, giải trí, hệ thống còi xe, đèn xe, áp suất lốp, độ mòn lốp xe, bình ắc quy, độ mòn điện cực
- Kiểm tra nước rửa kính, cần gạt mưa
- Thay lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa
- Kiểm tra/bổ sung nước làm mát, dầu trợ lực lái, dầu phanh
- Bảo dưỡng phanh trước/sau
- Kiểm tra rô tuyn, cao su chắn bụi, nắp bình xăng, đường ống, đầu nối hệ thống nhiên liệu
- Kiểm tra độ rơ vô lăng, các thanh liên kết, thước lái
- Đảo lốp
- Vệ sinh bugi
- Kiểm tra, điều chỉnh phanh đỗ
Bảo dưỡng cấp 4 (sau 40.000 – 60.000 km hoặc sau 2 – 3 năm)
- Thay dầu động cơ
- Kiểm tra áp suất lốp, nước làm mát, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện, hệ thống âm thanh, giải trí, hệ thống còi xe, đèn xe, áp suất lốp, độ mòn lốp xe, bình ắc quy, độ mòn điện cực
- Kiểm tra nước rửa kính, cần gạt mưa
- Thay lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, lọc nhiên liệu
- Thay nước làm mát, dầu trợ lực lái, dầu phanh
- Bảo dưỡng phanh trước/sau
- Kiểm tra rô tuyn, cao su chắn bụi, nắp bình xăng, đường ống, đầu nối hệ thống nhiên liệu
- Kiểm tra độ rơ vô lăng, các thanh liên kết, thước lái
- Đảo lốp
- Thay/Vệ sinh bugi
- Kiểm tra, điều chỉnh phanh đỗ
- Kiểm tra điều chỉnh khe hở xu páp
- Thay dầu phanh, dầu trợ lực lái, dầu hộp số, dầu cầu
Bảo dưỡng cấp cao (sau 80.000 – 100.000 km hoặc sau 4 – 5 năm hoặc xe ô tô cũ ở mốc 4 – 5 năm hay 9 – 10 năm)
- Thay dầu động cơ
- Kiểm tra áp suất lốp, nước làm mát, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện, hệ thống âm thanh, giải trí, hệ thống còi xe, đèn xe, áp suất lốp, độ mòn lốp xe, bình ắc quy, độ mòn điện cực
- Kiểm tra nước rửa kính, cần gạt mưa
- Thay lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, lọc nhiên liệu
- Thay nước làm mát, dầu trợ lực lái, dầu phanh
- Bảo dưỡng phanh trước/sau
- Kiểm tra rô tuyn, cao su chắn bụi, nắp bình xăng, đường ống, đầu nối hệ thống nhiên liệu
- Kiểm tra độ rơ vô lăng, các thanh liên kết, thước lái
- Đảo lốp
- Thay/Vệ sinh bugi
- Kiểm tra, điều chỉnh phanh đỗ
- Kiểm tra điều chỉnh khe hở xu páp
- Thay dầu phanh, dầu trợ lực lái, dầu hộp số, dầu cầu
- Kiểm tra, thay đai truyền động trục cam nếu đã xuống cấp
- Kiểm tra các dây đai trên động cơ, thay thế nếu đã xuống cấp
- Kiểm tra điều chỉnh tốc độ không tải
Tùy thuộc vào điều kiện sử dụng, bạn có thể điều chỉnh lịch bảo dưỡng phù hợp. Để biết bao nhiêu km thì bảo dưỡng xe ô tô, chủ xe cần kiểm tra sổ hướng dẫn sử dụng xe hoặc liên hệ trực tiếp với hãng xe để có lịch bảo dưỡng chi tiết của từng mẫu xe.
3. Các bước bảo dưỡng xe ô tô
Sau đây là 8 bước hướng dẫn bảo dưỡng xe ô tô cơ bản bạn có thể tham khảo cho xe của mình.
3.1. Kiểm tra thiết bị thật kỹ và tìm kiếm các dấu vết bị hư hỏng
Sau một thời gian hoạt động, các linh kiện của động cơ như: trục các đăng (driveshaft), cầu xe, gioăng, phớt chặn dầu,… có thể bị hao mòn và xảy ra lỗi. Tuy nhiên, đây là những bộ phận nằm ở vị trí khá kín nên thường ít được chú ý đến.
Để đảm bảo ô tô vận hành an toàn, bạn cần bảo dưỡng xe ô tô định kỳ và chú ý kỹ các dấu hiệu hư hỏng như: xe rung giật khi chạy, âm thanh lạ dưới gầm xe, vũng dầu loang dưới gầm ô tô,… Nếu phát hiện ra hư hỏng gioăng cao su, phớt,… bạn cần thay ngay để ngăn rò rỉ dầu ra ngoài, đồng thời tránh tình trạng bụi bẩn, tạp chất xâm nhập vào hệ thống động cơ gây hư hỏng.
3.2. Thay thế chất lỏng trợ lực lái
Bước kế tiếp trong các bước bảo dưỡng xe ô tô là thay thế chất lỏng trợ lực lái. Chất lỏng trợ lực lái có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống trợ lái thủy lực trên ô tô. Nếu thiếu dầu trợ lực lái thì xe có thể xảy ra các hiện tượng như: vô lăng nặng, khó xoay, trả lái chậm, đôi khi vô lăng bị giật hoặc rung nhẹ, hệ thống lái phát ra tiếng ồn khó chịu,…
Bạn nên chủ động thay dầu trợ lực lái định kỳ sau khi di chuyển một quãng đường khoảng 60.000 – 70.000 km để đảm bảo điều khiển xe an toàn và mượt mà.
3.3. Thay dầu phanh định kỳ
Bước kế tiếp của quy trình bảo dưỡng xe ô tô là thay dầu phanh định kỳ. Dầu phanh là loại dầu nhớt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phanh thủy lực xe ô tô. Nhiệm vụ chính của dầu phanh là truyền lực và hạn chế sự ăn mòn kim loại cho các bộ phận phanh.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, chủ xe nên thay dầu phanh từ 1 – 2 năm/lần hoặc 40.000 km/lần là tốt nhất. Tuy nhiên, thời gian thay dầu thực tế cũng có thể thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện vận hành thực tế của xe.
Lưu ý, để tránh mua phải hàng giả mạo, kém chất lượng, bạn cần tìm đến đại lý dầu nhớt ô tô uy tín, có nhiều năm hoạt động hoặc mua trực tiếp từ nhà sản xuất xe.
3.4. Làm sạch cảm biến đo khối lượng khí nạp (MAF)
Cảm biến đo khối lượng khí nạp MAF (Mass Air Flow Sensor) là thiết bị dùng để đo khối lượng (lưu lượng) không khí nạp vào động cơ, từ đó giúp hệ thống ECU tính toán được lượng nhiên liệu chính xác cần sử dụng.
Theo thời gian, bộ phận cảm biến này có thể bị bẩn và cung cấp kết quả sai lệch, gây cản trở quá trình nạp nhiên liệu cho động cơ. Các triệu chứng thường thấy khi MAF bị bẩn gồm có: tăng lượng tiêu hao nhiên liệu, công suất động cơ giảm, xe khó tăng tốc,…
Để vệ sinh cảm biến MAF, bạn có thể dùng các sản phẩm làm sạch được thiết kế chuyên biệt như: Mass Air Flow Sensor Cleaner của CRC. Thời gian vệ sinh bộ phận cảm biến MAF là khoảng 2.500 km/lần và nên thực hiện cùng với việc làm sạch tấm lọc gió.
3.5. Làm sạch kim phun nhiên liệu
Để đi được 200.000 dặm trong suốt quãng đời của mình, một động cơ xe ô tô sẽ cần đốt cháy khoảng 8.000 – 10.0000 gallon (~ 30.283 – 37.854 lít) nhiên liệu. Và trong quá trình phun nhiên liệu vào động cơ, kim phun xăng sẽ phải đóng mở hàng triệu lần.
Nhiên liệu bẩn tồn đọng, kết hợp với nhiệt độ cực cao là nguyên nhân khiến carbon tích tụ trên đầu các kim phun, gây cản trở quá trình phun xăng và giảm công suất hoạt động của xe.
Để hạn chế tình trạng kim phun bị bám bẩn, bạn nên sử dụng các chất phụ gia nhiên liệu chất lượng cao.
3.6. Kiểm tra điều hòa
Điều hòa của xe ô tô có thể không hoạt động tốt như ban đầu do bộ lọc không khí trong cabin tắc nghẽn hoặc quạt gió bị kẹt. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng máy đo tốc độ, lưu lượng, nhiệt độ gió cầm tay để xác định xem điều hòa của xe hơi có ổn định hay không.
Nếu thấy xuất hiện các vấn đề như: điều hòa lạnh không sâu, hơi lạnh tỏa ra chậm, gió thổi yếu,… thì bạn nên kiểm tra, vệ sinh lưới lọc gió, phin lọc, súc rửa dàn nóng, dàn lạnh và nạp thêm gas nếu cần.
Theo các chuyên gia, bạn nên vệ sinh dàn lạnh điều hòa mỗi năm một lần hoặc 30.000 km/lần để đảm bảo không khí trong xe luôn trong lành và tránh vi khuẩn, ẩm mốc khó chịu.
3.7. Thay dầu động cơ và bộ truyền động
Bộ truyền động là yếu tố then chốt quyết định đến khả năng vận hành của xe. Nếu nghe thấy tiếng ồn phát ra từ động cơ thì bạn cần kiểm tra kỹ bộ truyền động để có hướng xử lý, thay thế linh kiện kịp thời.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thay dầu nhớt định kỳ để xe luôn vận hành trơn tru và không gây tiếng ồn. Thời gian thay nhớt kiến nghị là 10.000 km. Còn nếu phải chạy xe trong môi trường nhiều bụi bẩn thì bạn nên thay dầu sau mỗi 5.000 km.
3.8. Kiểm tra bộ căng xích cam và căng đai tự động
Khi căng xích cam và căng đai tự động bị hư hỏng, sẽ gây ra các hiện tượng như: tiếng ồn lớn khi chạy, tiếng rít động cơ, rò rỉ dầu, đèn kiểm tra động cơ (check engine) phát sáng,…Tuổi thọ dây xích cam trung bình thường là 500.000 km (cao hơn so với dây đai cam bằng cao su). Sau thời gian này, bạn cần tiến hành thay thế để đảm bảo an toàn và ổn định cho động cơ.
Trên đây là một vài hướng dẫn bảo dưỡng để giúp xe của bạn luôn vận hành tốt trên đường và tăng tuổi thọ lên đến 200.000 dặm. Nếu có nhu cầu thay nhớt, sản phẩm bảo dưỡng cho ô tô, bạn hãy liên hệ ngay với đại lý dầu nhớt ô tô QTEX để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
4. Chi phí bảo dưỡng xe ô tô
Chi phí bảo dưỡng xe ô tô đều phụ thuộc vào một loạt các yếu tố đa dạng, bao gồm bảng giá bảo dưỡng và thay thế phụ tùng của từng hãng xe, cấp độ bảo dưỡng, tình trạng hiện tại của xe, dòng xe, và loại xe. Mặc dù có sự biến động tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhưng nhìn chung, giá bảo dưỡng cho các dòng xe ô tô phổ thông thường nằm trong khoảng từ 800.000 – 10.000.000 VND.
Giữa vô vàn các nhãn hàng trên thị trường hiện nay, liệu đâu mới là đại lý sản xuất dầu nhớt chính hãng? Đừng lo lắng vì đã có Qtex – một trong những thương hiệu chuyên cung cấp dầu nhớt chất lượng đạt kiểm định hàng đầu.
Đồng thời khách hàng có thể yên tâm mua hàng với giá thành phải chăng cùng nhiều đãi ngộ hấp dẫn khi mua sắm tại các cửa hàng hợp tác uy tín với hãng. Mọi câu hỏi bạn thắc mắc bạn đừng ngần ngại liên lạc qua số hotline 02873 004 165 hoặc trao đổi trực tiếp qua fanpage tại đây để được hỗ trợ nhanh chóng.