Nếu ví động cơ giống như cơ thể con người thì dầu nhớt cũng giống như là máu vậy. Dầu nhớt động cơ diesel và dầu nhớt động cơ xăng là 2 loại dầu được sử dụng phổ biến hiện nay trên thị trường. Nhưng 2 loại dầu nhớt này có điểm gì khác nhau? Và liệu có sử dụng chung 2 loại này được không? Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp các thắc mắc này nhé.
Contents
- 1 1. Động cơ diesel và động cơ xăng khác nhau như thế nào?
- 2 2. Dầu nhớt động cơ xăng và dầu nhớt động cơ diesel khác nhau như thế nào?
- 3 3. Dầu nhớt động cơ diesel có dùng được cho động cơ xăng không?
- 4 4. Nên dùng loại dầu nhớt nào cho động cơ diesel và động cơ xăng?
- 5 5. Nên mua dầu nhớt động cơ diesel ở đâu?
- 6 6. Lời kết
1. Động cơ diesel và động cơ xăng khác nhau như thế nào?
Để tìm hiểu sâu – kỹ – rộng hơn về dầu nhớt động cơ diesel và dầu nhớt động cơ xăng thì chúng ta hãy điểm sơ qua về 2 loại động cơ này trước đã.
Trước tiên là về động cơ xăng. Nghe tên thôi cũng đã biết loại này sử dụng nhiên liệu là xăng. Động cơ xăng sinh công bằng quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xi lanh nhờ tia lửa điện ở Bugi.
Và người anh em đó chính là động cơ diesel, sử dụng nhiên liệu là dầu diesel (dầu DO). Động cơ diesel được sinh công nhờ quá trình hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xi lanh, không có Bugi đánh lửa.
Sơ sơ kiến thức định nghĩa là vậy. Để so sánh chi tiết hơn, chúng ta cùng tham khảo qua bảng sau:
Thì |
Động cơ Diesel |
Động cơ Xăng |
Hút | không khí vào xilanh | hòa khí (xăng + không khí) vào xilanh |
Nén | Nén không khí đạt tỉ số nén và nhiệt độ:
Tỉ số nén: 22 – 1 Nhiệt độ: khoảng 700oC Cuối quá trình nén, dầu Diesel được phun sớm vào buồng đốt. |
Ép hòa khí với tỉ số nén và nhiệt độ:
Tỉ số nén: 10 – 1 Nhiệt độ: khoảng 350oC Cuối quá trình nén, bugi bật tia lửa điện đốt cháy hòa khí |
Sinh Công | Dầu Diesel phun vào buồng đốt hòa trộn với không khí. Được nén với tỉ số và nhiệt độ cao tự bốc cháy. Hỗn hợp cháy giãn nở và sinh công. | Bugi phát tia lửa điện và đốt cháy hòa khí trong xilanh. Hòa khí cháy giãn nở và sinh công. |
Xả | Khí thải xả ra ngoài qua xupap xả. | Khí thải xả ra ngoài qua xupap xả. |
Ưu điểm của động cơ Diesel:
Ra đời sau nên động cơ Diesel làm tốt hơn rất nhiều so với người anh của mình. Phải kể đến như:
– Hiệu suất động cơ Diesel cao hơn so với động cơ xăng (1,5 lần).
– Dầu Diesel rẻ tiền hơn xăng.
– Mức tiêu hao nhiên liệu riêng của động cơ Diesel thấp hơn động cơ xăng.
– Dầu Diesel không bốc cháy ở nhiệt độ thường nên ít gây nguy hiểm.
– Do không có bộ chế hòa khí và bộ phận đánh lửa nên động cơ Diesel ít hư hỏng vặt.
– Động cơ Diesel chịu quá tải tốt hơn động cơ xăng.
Nhược điểm của động cơ Diesel
“Nhân vô thập toàn” bên cạnh những ưu điểm vượt trội như đã kể ở trên thì động cơ Diesel vẫn còn đang tồn đọng 1 vài khuyết điểm khó tránh khỏi:
– Cùng một công suất thì động cơ Diesel có khối lượng nặng hơn động cơ xăng.
– Tỉ số nén động cơ Diesel cao hơn nên đòi hỏi các chi tiết máy của động cơ phải tốt. Điều này dẫn đến giá thành chế tạo mắc hơn.
– Các chi tiết của hệ thống nhiên liệu ở động cơ Diesel có độ chính xác rất cao (sai số 1/100mm). Như bơm cao áp, kim phun nên giá thành chế tạo và sửa chữa cao hơn.
– Sửa chữa các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel phải có máy chuyên dùng, dụng cụ đắt tiền và thợ có chuyên môn cao.
– Tốc độ động cơ Diesel thấp hơn tốc độ động cơ xăng.
– Động cơ Diesel gây ồn và “hôi” hơn động cơ xăng. Nhưng bạn cũng không cần phải quá lo. Bởi điều này đã được khắc phục nhiều bằng các công nghệ tiên tiến hiện nay.
2. Dầu nhớt động cơ xăng và dầu nhớt động cơ diesel khác nhau như thế nào?
Dầu nhớt động cơ
Tiếp theo là đến nhân vật quan trọng của chúng ta ngày hôm nay đó chính là dầu nhớt động cơ xăng và dầu nhớt động cơ diesel. Để có 1 cái nhìn trực quan nhất về sự khác nhau của 2 loại dầu nhớt này thì chúng ta hãy cùng so sánh bằng bảng sau nhé:
Dầu nhớt động cơ Diesel |
Dầu nhớt động cơ Xăng |
API: CI-4 / SL | API: SN / CF |
C (Compress Oil – động cơ Diesel nén nổ)
Do C đứng trước nên ưu tiên dùng cho động cơ Diesel. |
S (Spark oi – động cơ xăng dùng bugi)
Do S đứng trước nên ưu tiên dùng cho động cơ Xăng. |
Dầu Diesel đặc trưng bởi trị số Cetan (trị số tự cháy). Phổ biến là DO 0,05% S và DO 0,025% S | Xăng được đặc trưng bởi trị số Octan (trị số chống kích nổ). Trị số này càng cao (A92, A95) thì chống kích nổ càng tốt. |
Điều kiện tốc độ thấp, tải trọng lớn nên độ nhớt cao hơn so với dầu nhớt động cơ xăng.
Vd: Cùng 15W40 – độ nhớt yêu cầu – ở 40oC là 109 cSt – ở 100oC là 14.7 cSt |
Ngược lại yêu cầu độ nhớt thấp hơn so với dầu nhớt động cơ diesel.
Vd: Cùng 15W40 – độ nhớt yêu cầu – ở 40oC là 106 cSt – ở 100oC là 14.2 cSt |
Vấn đề lưu huỳnh (S) trong dầu yêu cầu dầu nhớt động cơ Diesel chú ý đến hàm lượng chất tẩy rửa cao hơn nhiều lần.
Biểu trưng bằng chỉ số TBN – trị số kiềm tổng. |
Dầu nhớt động cơ xăng: chú ý vào yếu tố phân tán tốt. Giữ cho các cặn, axit, nước, bùn,… lơ lửng trong dầu, không bám vào thành kim loại. |
Hệ thống tuần hoàn hay lọc khí thải yêu cầu khắc nghiệt hơn (Ví dụ: bộ lọc khí thải DPF – Diesel Particulate Filter) nên yêu cầu phụ gia khác hơn. | Hệ thống tuần hoàn khí thải cho động cơ xăng (Ví dụ: EGR – Exhaust Gas Recirculation) nên yêu cầu phụ gia khác dầu nhớt động cơ Diesel. |
Vấn đề S sẽ khiến động cơ tạo ra nhiều tro, muội than nên thời gian thay dầu sẽ sớm hơn so với động cơ xăng. | Chu kỳ bảo dưỡng cho động cơ Xăng khoảng 10.000 Km. Còn động cơ dầu Diesel thì khoảng 6.000 – 7.000 Km |
Chỉ số API:
Tiêu chuẩn dầu nhớt API ” American Petroleum Institute “
Chỉ số API là gì? Chỉ số API là chỉ số đánh giá chất lượng dầu nhớt của viện dầu mỏ Hoa Kỳ (American Petroleum Institute). API phân ra hai loại dầu chuyên dụng và dầu đa dụng.
Dầu nhớt chuyên dụng: là loại dầu chỉ dùng cho một trong 2 loại động cơ xăng hoặc diesel.
Cấp S dùng để sử dụng cho động cơ xăng
Ví dụ: API-SA, SB… SL, SM, SN.
Cấp C dùng để sử dụng cho động cơ diesel
Ví dụ: API-CE, CD…CH-4, CI-4, CJ.
Chữ thứ 2 sau S hoặc C chỉ cấp chất lượng tăng dần theo thứ tự chữ cái. Càng về sau chất lượng sản phẩm càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích nghi với các điều kiện hoạt động của động cơ.
Dầu nhớt đa dụng: Là loại dầu bôi trơn có thể dùng cho cả động cơ xăng và động cơ diesel. Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường ghi đầy đủ cách phân loại này.
3. Dầu nhớt động cơ diesel có dùng được cho động cơ xăng không?
Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người nhất là khi biết được các đặc điểm giữa 2 loại dầu nhớt này. Đối với các loại dầu đa dụng thì câu trả lời là Có.
Ví dụ: dầu động cơ có chỉ số API CH-4/SL có nghĩa là dầu nhớt dùng cho động cơ diesel có cấp chất lượng H và dùng cho động cơ xăng với cấp chất lượng L.
Nhưng ưu tiên dùng cho động cơ xăng khi sử dụng dầu phải tuân thủ hướng dẫn của nhà chế tạo động cơ về chỉ số SAE, API và thời gian thay dầu. Chỉ số dùng cho động cơ nào (S hay C) viết trước dấu “/” có nghĩa ưu tiên dùng cho động cơ đó.
Vậy thì tại sao lại như vậy? Điều này được giải thích là do các thử nghiệm trên động cơ xăng mô phỏng trong phòng thí nghiệm vượt qua các chỉ tiêu API quy định cho dầu SL (HTHS – High Temperature High Shear, NOACK – độ bay hơi, Sulfated Ash – tro sulfate).
4. Nên dùng loại dầu nhớt nào cho động cơ diesel và động cơ xăng?
Dầu động cơ diesel
Hiện nay, các chuyên gia của QTEX khuyến cáo nên sử dụng dầu nhớt chuyên biệt cho từng loại động cơ xăng hoặc động cơ diesel với các tiêu chí như: tiết kiệm nhiên liệu, phù hợp với tiêu chuẩn khí thải, độ kiềm tổng, tính phân tán muội than, khả năng bảo vệ các hệ thống khí thải của động cơ. Một vài điểm khác biệt của hai loại dầu nhớt này:
– Độ nhớt: Dầu nhớt động cơ xăng thường có độ nhớt thấp hơn dầu nhớt động cơ diesel do điều kiện làm việc khắc nghiệt và tải trọng lớn hơn của động cơ diesel.
– Hệ thống khí thải: Bộ lọc bụi (DPF) trong động cơ diesel hoạt động trong môi trường khắc nghiệt hơn trong động cơ xăng dẫn đến dầu nhớt sẽ bị lẫn nhiều muội than và nhiệt độ tăng cao hơn. Bộ lọc khí tuần hoàn EGR trong động cơ xăng tăng lượng khí nóng trong buồng đốt sẽ sinh nhiều sản phẩm oxy hoá hơn.
– Phụ gia trong dầu: Phụ gia cho động cơ diesel chứa nhiều (Lưu huỳnh, Phốt pho) – SAPS sẽ tác động nhiều hơn cho các bộ lọc khí xúc tác loại trừ khí NOx : SCR (Selective Catalytic Reduction).
– Các yếu tố khác: động cơ xăng chú ý vào yếu tố tính phân tán tốt trong khi đó vấn đề lưu huỳnh trong diesel lại chú ý đến tính kiềm (TBN-Total Base Number) trong dầu nhớt động cơ diesel.
5. Nên mua dầu nhớt động cơ diesel ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa điểm bán dầu nhớt động cơ diesel. Tuy nhiên để tìm được chỗ bán uy tín và bán đúng giá, đảm bảo chất lượng tốt thì còn là 1 vấn đề nan giải. Việc mua không đúng loại dầu do không được tư vấn kỹ trước khi mua, mua phải dầu kém chất lượng làm cho động cơ của bạn nhanh chóng xuống hiệu suất. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả làm việc cũng như tốn nhiều tiền không chỉ cho dầu nhớt mà còn là tiền bảo dưỡng lại động cơ thậm chí là gặp phải những sự cố đáng tiếc khác.
Giờ đây bạn hoàn toàn yên tâm vì đã có chúng tôi – QTEX – với tầm nhìn “TRỞ THÀNH DOANH NGHIỆP CUNG CẤP GIẢI PHÁP BÔI TRƠN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM”. Đến với QTEX bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tất cả những vấn đề kể trên vì:
– Dầu nhớt động cơ diesel chính hãng được pha chế từ dầu gốc khoáng chất lượng cao với công nghệ tiên tiến giúp bảo vệ chống quá nhiệt “Anti-Heat” . Công nghệ này giúp bảo vệ bôi trơn động cơ hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt;
– Bạn sẽ được tư vấn, cung cấp mọi thông tin cần thiết khi quyết định chọn mua các sản phẩm chính hãng của QTEX
– Giá cả hợp lý;
– Hệ thống dịch vụ chuyển hàng đến cho khách hàng rộng khắp qua chành xe đến mọi miền Tổ quốc;
– Không những thế, bạn còn nhận được bảo hiểm cho thiết bị khi xảy ra sự cố do dầu của chúng tôi gây ra;
– Thu hồi hàng khi sản phẩm không đạt chất lượng như công bố của chúng tôi.
6. Lời kết
Bởi mới thấy, khi quyết định lựa chọn dầu nhớt động cơ diesel của QTEX bạn sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi về sản phẩm cũng như trách nhiệm. Vậy nên, còn chờ gì nữa mà không liên lạc với chúng tôi tại 02873 004 165 hoặc trao đổi trực tiếp qua fanpage tại đây để nhận ngay giá tốt.